HUY ECO

Coffee farmer
Business & Freedom


Thái độ của bạn và những thứ quyết định phản ứng của chúng ta

Thái độ của bạn và những thứ quyết định phản ứng của chúng ta
Mục lục
Hằng ngày chúng ta phải đối diện với biết bao nhiêu lỗi lo lắng, sự sợ hãi và căng thẳng; nó đến từ bên ngoài hoặc phần lớn đến từ những uẩn ức ẩn đằng sau trong tâm của chúng ta. Đôi khi chúng ta không nhận ra bên trong mình có bao nhiêu vấn đề, nên làm mức độ căng thẳng trầm trọng hơn.
Xu hướng hiện nay là nhiều người "bỏ phố về rừng", nhưng thực tế dù bạn có ngồi không nhưng năng lực kiểm soát bản thân kém, thì bao nhiêu suy nghĩ và  cảm xúc sẽ tự nảy sinh trong đầu của bạn, làm tâm trạng của bạn không được hạnh phúc.

Thái độ của chúng ta

Là người chủ doanh nghiệp, bạn sẽ có một số quyền hạn nhất định. Ví dụ như chọn lựa nhân sự làm việc với mình, hoặc cũng có thể chọn lựa chấm dứt với những người bạn cảm thấy không phù hợp với văn hóa tổ chức của bạn.
Để giữ được lợi ích của tổ chức lên hàng đầu, bạn phải có khả năng biến những điểm mạnh của bạn và nhân viên của bạn thành những vũ khí sắc bén, và tạo thành một đội quân vô địch và có khả năng đảm đương mọi trách nhiệm mà bạn đưa ra. Đó là ước muốn của tất cả người làm tuyển dụng, đứng trước yêu cầu thực tiễn này, chúng ta có một số lựa chọn như sau:
- Thái độ bàn tay thép, trực tiếp chỉ huy và ép buộc mọi người phải đi theo mình.
- Thái độ hờ hững, bỏ qua nhu cầu của người khác.
- Thái độ lắng nghe, phân tích và đồng cảm

Dù bạn chọn thái độ nào, thì tùy vào ngữ cảnh cũng sẽ có những tác dụng và hậu quả nhất định. Ví dụ như thời khởi sự công việc sản xuất/kinh doanh của mình, trong tay tôi không có gì ngoài một sự nhiệt huyết và không-hiểu-biết gì về con người.
Tôi đã chọn bàn tay thép, ý chỉ về việc không lắng nghe nhiều lời bàn tán của người khác mà tập trung vào việc của mình. Tôi có một tầm nhìn và sứ mệnh mà ít người có thể nhận ra và chưa có tiền lệ, tuổi đời tôi chưa nhiều, kinh nghiệm không có, danh tiếng cũng chưa hề. 
Nói thật thì về bản chất con người, nếu bạn không có cái gì "bề ngoài" cho người khác xem; ít người nể bạn và chịu làm việc với bạn. 

Khi bạn thể hiện cái tôi của mình, và bạn có một ước mơ; bạn khó lòng có thể thỏa mong ước được trở thành người tốt trong mắt tất cả mọi người được.
Nhưng cái giá của bạn nếu thể hiện cái tôi quá đà, không chịu lắng nghe người khác; và quay sang trách móc những người làm cùng bạn. Thì bạn đã bước cả 2 chân vào vũng bùn của sự cô lập, bạn trở thành vương quốc độc đoán và sẽ trở nên cô độc, không thể tiến lên được.
Sau khi trách móc, bạn từ bỏ quyền làm lãnh đạo của mình, và bạn mất đi sự tôn trọng và sự hỗ trợ.
Nên nhớ ai cũng có nhu cầu sâu thẳm được tôn trọng, bạn mà có thái độ moi móc điểm yếu của nhân viên là bạn sẽ không nhúc nhích làm ăn được gì  cả.
 
istockphoto 1360038224 612x612
 

Sự quan trọng của quy tắc, quy trình, tiêu chuẩn

Khi bạn không cần phải thể hiện mình là ai đến với mọi người, và bằng cách nào đó nhiều người biết đến bạn và muốn làm việc với bạn. Chúng ta cần có một bộ nguyên tắc làm việc, quy trình và tiêu chuẩn để đánh giá người nào là phù hợp làm việc với bạn.
Do đã bước 1 chân lên con thuyền tổ chức, dù muốn hay không muốn, bạn cũng phải cho con thuyền của bạn ra khơi và hoạt động. Vì vậy mà các bộ quy tắc, quy trình và tiêu chuẩn giúp bạn có thời gian làm việc của mình và ít nhu cầu dòm ngó người khác đang làm gì.

Là nhân viên, chúng ta cũng có nhu cầu có một "tấm lưới" an toàn trước những biến cố của tổ chức có thể quay trở về và đảm bảo cho thu nhập và đảm bảo các quyền lợi và nhu cầu làm việc.

Nền tảng của phản ứng

Nhìn chung là con người sẽ ít có người lý trí hoàn toàn và sẽ có nhiều phần ảnh hưởng bởi cảm xúc, tôi hay ví kiếp người như khúc gỗ lênh đênh trồi sụp trong biển khổ mênh mông vậy đó. Lúc thì lên, lúc thì xuống, lên voi xuống chó là chuyện bình thường; những cảm xúc thất thường sẽ làm tôi chìm trong sự khổ  đau bền vững.
Chúng ta có quyền chọn và kiến tạo tương lai của mình bằng cách ở hiện tại liên tục kiến tạo các nghiệp tốt. Nhưng tôi cũng không phủ nhận rằng các nghiệp quá khứ cũng sẽ ảnh hưởng tới cảm xúc và quyết định của tôi, và nhiệm vụ của mỗi người là phải tự nhận ra và hóa giải nó cho một tương lai tốt hơn.

Chọn làm đồng nghiệp cũng là chọn các nghiệp trong quá khứ của người đó để gánh vác cùng nhau. Có người có quá khứ nghèo khó thì sẽ có những suy nghĩ ngắn hạn nhưng chịu khó, có người thiếu vắng tình thương của người trong gia đình thì sẽ vun đắp cho cái tôi tổn thương của mình bằng những thái độ gay gắt. Có người được cưng chiều từ nhỏ, đột ngột mất đi sự cưng chiều thì họ sẽ liên tục đi tìm đến nơi có thể bù đắp sự thiếu thốn bên trọng.

Khi làm việc và tiếp xúc, bạn có quyền hờ hững tới các nhu cầu tâm lý này, vì "công việc là công việc", nhưng nếu bạn cố gắng hiểu họ và đồng hành cùng họ chữa lành nỗi đau. Bạn sẽ có nhiều sự đồng hành, hỗ trợ và tôn trọng hơn. 
Một trong những hãnh diện của nhà lãnh đạo là bạn được giúp đỡ người khác đến một tương lai tươi sáng hơn mà họ không nhìn thấy.

 

Lý trí và tình cảm

Mỗi người có cách làm việc khác nhau và với các điểm yếu lẫn điểm mạnh khác nhau, khi làm cho doanh nghiệp start-up (chưa quá lớn, chưa có quy trình nhàm chán) thì bạn cần có thiết kế công việc khác nhau để mỗi người có thể tận tâm cống hiến cho tổ chức của bạn.
- Ví dụ người làm việc rõ ràng thì bạn cần có hợp đồng, kế hoạch và một bộ nguyên tắc riêng.
- Người quan tâm tới cái tôi của bản thân thì bạn cần giải thích tại sao lại làm những việc này, và nó có lợi gì cho tổ chức chung và chính người đó.

Trong quá trình làm việc cũng sẽ xảy ra không it phát sinh ngoài kế hoạch, bạn cũng cần có thái độ lắng nghe và bày tỏ sự đồng cảm với những cảm xúc của người nói (dù chưa biết đúng sai) và liên tục hỏi thêm về cảm  xúc và suy nghĩ của người nói. Từ đó họ sẽ kể cho bạn nhiều thông tin hơn, và sẽ giúp bạn nắm bắt được tình hình thực tế, hóa giải những khúc mắc và sai lầm.
Tiếp đó bạn mới đi đến việc phân tích vấn đề dựa trên nguyên tắc chính bạn đặt ra, đừng quên phần tình cảm và những "cởi mở" để giúp thông điệp nhẹ nhàng hơn.

Từ đó bạn chốt cách làm việc và đưa ra các biện pháp để tránh vấn đề lặp đi lặp lại nữa.
Ví dụ như tôi từng chốt rằng có một số nhân sự làm việc không hợp với nhau, tôi thiết kế cho người đó không làm việc trùng giờ với nhau nữa. Hoặc bổ sung thêm nhân sự để dự phòng nếu người này đi thì có người thay thế vào. Tôi không có thái độ thiên vị hay từ chối lắng nghe, tôi luôn tìm kiếm giải pháp và giúp đỡ một phần các nhân viên của mình để họ có thể đóng góp được nhiều hơn.

Tất nhiên, sau đó tôi nhìn thấy thái độ của nhân viên dịu dàng hơn và có phần tôn trọng tôi hơn; và tôi thấy một tổ chức có trách nhiệm sẽ mang lại cho tôi sự phát triển bền vững và nhiều thời gian để viết blog và đi làm những việc tôi muốn cống hiến cho cộng đồng.

 

 

Chú ý: Bài viết này thuộc bản quyền của Huy Eco, việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn huyeco.vn là vi phạm bản quyền.
Đừng quên vote ở đây nè:

  Hãy để lại ý kiến của bạn nhé!