HUY ECO

Coffee farmer
Business & Freedom


Vài thách thức của chủ doanh nghiệp cà phê hữu cơ Cầu Đất

Vài thách thức của chủ doanh nghiệp cà phê hữu cơ Cầu Đất
Mục lục
Tôi có việc phải đi kiếm thêm hàng cà phê hữu cơ, để bổ sung vào chương mục sản xuất của mình tăng thêm đa dạng danh sách các đối tác nhà cung ứng. Từ trước đến nay tôi vẫn hướng đến việc làm ăn với các nông hộ nhỏ, để giúp đỡ và cải thiện cuộc sống nông thôn mang giá trị của mình đến gần hơn với mọi người.
Tôi quan tâm tới việc chữa lành mối quan hệ giữa nông dân với người tiêu dùng, hướng đến bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên hiện tại tôi đang gặp một số vấn đề, do các nông hộ nhỏ vẫn chưa đủ năng lực sản xuất cà phê chất lượng cao (do sản xuất không phải là mối bận tâm của họ), hoặc khi sản xuất xong thì giá rất cao nên khó tiếp cận thị trường. Do đó mà ngoài lên kế hoạch training và hỗ trợ chuyển đổi cafe hữu cơ với nông dân địa phương (gồm chuẩn bị nguồn lực và kiến thức kĩ năng), tôi làm việc với một số công ty lớn đã có nguồn cà phê chất lượng cao, có luôn cả chứng nhận hữu cơ và năng lực sản xuất của họ cũng sẵn sàng để cung ứng cho tôi.

Đó là khởi nguồn cho chuyến đi thăm của tôi đến Cầu Đất, và dưới đây sẽ là một số ghi chép ngắn mà tôi nhớ được sau khi trò chuyện với nhà sáng lập.

Thế nào là bền vững?

Khởi đầu, để tạo tương tác, tôi hỏi quan điểm của anh về Phát triển bền vững.
Anh Thắng, chủ công ty Cà phê Cầu Đất (quản lý 30 hecta cà phê Arabica hữu cơ) nói với tôi rằng phát triển bền vững là sản phẩm/dịch vụ của công ty tạo ra một dòng tiền ổn định, và tất cả mọi người đều cần, và công ty có thể kiếm tiền lâu dài, một trong số đó là thực phẩm. Nhưng lúa gạo thì không có đủ tuổi đời để làm, trong khi đó thì cà phê là một ngành tương đối "mới" và có nhiều ngách đang phát triển, nên anh tin rằng đó là tiềm năng cho phát triển bền vững.
Do backround khác nhau, nên định nghĩa về phát triển bền vững của chúng tôi cũng khác nhau. Tôi thiên về cân bằng giữa các lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội. Tôi kiến tạo một số giá trị về sản phẩm/dịch vụ dựa vào thiên nhiên và đem đi bán, mà tôi cho rằng các thứ tôi làm ra đáng giá và được mọi người đón nhận, từ đó mọi người có cái nhìn cởi mở hơn về việc trách nhiệm bảo vệ môi trường và hỗ trợ nông dân.
cac nguyen tac va tieu chi danh gia phat trien ben vung 3

Trong tay không có tiền?

Để làm được việc đó, như đã biết, tôi dựa vào tất cả nguồn lực của tôi có để sáng tạo và giải quyết vấn đề. Tôi dựa vào sức trẻ, và khả năng tiếng Anh, sự hỗ trợ của các mentor để làm mảng dịch vụ, sau đó mới là sản xuất. Nó giúp tôi biến triết lý "thiên nhiên" từ free thành những đồng đô la.
Còn với anh Thắng thì do anh có mối quan hệ với chính quyền từ trước, sau đó được đi gởi tập huấn khác nhau. Nên được hỗ trợ từ nhà nước để xin kinh phí thực hiện các chứng nhận hữu cơ, bền vững. Đồng thời anh này cũng tốt nghiệp Đại học kinh tế, nên tư duy có phần rất là logic và chuẩn chỉn.
Chúng ta phải bắt đầu từ điểm mạnh của mình, nếu không thì dù có 20 năm nữa thì chúng ta cũng chỉ đứng ở vạch xuất phát của người khác. Đó là điều tôi nghĩ rất lâu để ngộ ra được, thú thực là tôi cũng phí hoài nhiều thời gian với sự cố chấp của mình.

Nhân sự?

Nhân viên ở Đà Lạt nói chung là giàu có từ gốc (bán đất), nên nhắc đến nhân sự là cả một vấn đề lớn. Vì mức lương của công ty trao cho nhân viên có giới hạn, do đó mà để có được nhân sự tốt, công ty cũng có những mức độ đãi ngộ tương xứng, từ nơi ăn chốn ở cho đến đường lối phát triển đều cần phải rõ ràng để mời gọi nhân sự.
Tôi hỏi làm thế nào nếu nhân sự thích chill chill mà không thích làm việc?
Quan điểm của anh Thắng là việc của người lãnh đạo là có dám phân định rất rõ giữa công việc và tình cảm hay không. Việc gì là có lợi cho tổ chức thì yêu cầu tất cả mọi người phải nghiêm túc thực hiện, việc gì không có lợi thì đòi hỏi phải có điều chỉnh lại. 
Hoàn cảnh thì nói thẳng thắn ai cũng có hoàn cảnh, nỗi khổ riêng; ngoài giờ làm, người lãnh đạo cần thấu hiểu nhân viên và trao cho mọi người sự thấu cảm và sẻ chia nhất định.
Nhưng việc rắn lên là một yêu cầu tối thiểu mà một nhà lãnh đạo cần phải có.
Quan trọng là bạn có dám làm không?
Là người làm chủ, đôi khi tôi cũng quên mất vai trò của mình là chấn chỉnh đội ngũ; và đôi khi cũng "lờ" đi những nhu cầu và khao khát của đội ngũ nhân sự của mình.
434304679 746221040947775 3070215841562719252 n
 

Nghĩ xa và nghĩ sâu

Thực ra trong công việc điều hành doanh nghiệp sẽ không có ít lần sơ xẩy và thất bại. Lần này tôi vô tình nghe được câu chuyện của anh này đó là một đối tác nợ tiền khoảng 200tr đồng mà không thanh toán; việc này gây đau đầu cho đội nhóm không ít. Vì tuy 200tr đối với một số doanh nghiệp không phải là lớn, nhưng đối với nông dân thì thực sự đó là thu nhập cho cả năm.
Do đó mà người làm lãnh đạo cần phải nghĩ thật sâu cho từng việc mình làm; để có thể quan trị các rủi ro và tính toán các phương án cần thiết đem lại doanh thu và lợi nhuận cho tổ chức.

Nhưng cũng phải liên tục nhìn nhận lại bài học để lần sau không sai nữa. Đơn cử như việc không cho nợ đơn hàng mà phải thực hiện theo hợp đồng thanh toán từng phần và dứt khoát.

Một quan điểm tôi thấy cũng thú vị đó là nhà sáng lập có xu hướng nghĩ rất xa. Dù tên hợp pháp của cty là "Một thành viên' nhưng anh quan điểm thế hệ kế tiếp của mình sẽ không phải là con trai/gái của mình mà sẽ là người giỏi nhất của công ty, giúp cho con thuyền và tổ chức đi đúng hướng.
Để giúp đỡ nông dân, bạn phải nghĩ lớn và xa, để có một tầm nhìn dài hạn và trở thành điểm tựa tin cậy của nhiều người.

Hi vọng bài viết ngắn trên đây chia sẻ cho bạn chút ít về công việc thực tế và thách thức của nhà lãnh đạo và chủ doanh nghiệp. Chúc bạn sớm làm chủ được vận mệnh của mình dù làm bất cứ vai trò gì, để tạo nhiều giá trị nhất có thể.
Chú ý: Bài viết này thuộc bản quyền của Huy Eco, việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn huyeco.vn là vi phạm bản quyền.
Đừng quên vote ở đây nè:
5 / 5 (1 phiếu bầu)

  Hãy để lại ý kiến của bạn nhé!