HUY ECO

Coffee farmer
Business & Freedom


Một Thế Giới Khác Bên Trong Đại học tại New Dehli- Ấn Độ du kí P1

Một Thế Giới Khác Bên Trong Đại học tại New Dehli- Ấn Độ du kí P1

Chụp hình kỷ niệm với bức tượng một giáo sư rất nổi tiếng của trường Đại học là Mamidala Jagadesh Kumar đã giúp đưa văn hóa Ấn Độ đi ra thế giới.


First day on the journey with VCIL Community in India. 
Bạn người Ấn choàng vai mình cười bảo "vậy, mày thích Ấn Độ ở điểm nào. Ý tau là thích hay không thích."
Bạn nói trong lúc nhóm bọn mình đang đi bộ kiếm chỗ ăn tối, ngoài đường phố xá huyên náo, tiếng còi dài không dứt, đông đúc và coi bộ không được vệ sinh cho lắm.
Mình bảo là tau thích Văn hoá ở đây, cái cách mà mọi người tôn trong sự khác biệt của nhau và cùng chung sống. Ý tau là ở đây có rất nhiều tôn giáo, Hindu, Hồi giáo, Phật giáo..v.v.
Nhưng bằng một cách nào đó, mà mọi người vẫn sống với nhau được.

Bà chị trong đoàn của tôi đã từng ghé thăm nhiều trường Đại học tại Trung Quốc, và chị đã nhìn thấy cách quy hoạch "quy củ" của họ và khá ấn tượng. Chị có cảm giác khó chịu khi cách quy hoạch trong trường Đại học tại Ấn này trông khá "ngoằn nghèo".
Đã vậy, đường đi nhiều bụi đất, nhiều động vật đi lang thang tự do ngoài đường, 2 bên đường hay thấy khỉ hoang nhìn người đi đường. Nhưng tuyệt nhiên không ai thấy lạ lùng chi cả :)

310099900 2811110312366903 2419759811000417013 n

Một dòng chữ viết bên trong trường Đại học 

Đi ngoài đường mình thấy có một số người Đồng tính Nam đi xin tiền, và khi được cho tiền thì người ấy làm dấu hiệu để ban phước cho người đó. Mình đọc được ở đâu đó trong văn hoá Ấn Độ có một vị thần nửa nam nửa nữ có khả năng ban phước lành. Vì vậy mà trong văn hoá Ấn Độ, người ta chấp nhận sự đa dạng giới tính...
Cách con người hợp lý hoá lựa chọn của mình bằng Tôn giáo thực sự rất thú vị. Giống như ở Vietnam chúng ta có Sơn tinh Thủy tinh để mô tả lý do mưa bão, hay thần thoại Hy Lạp mô tả đời sống cá nhân của các vị thần để bày tỏ quan điểm của người dân vậy...
Bạn người Ấn dẫn đoàn mình chia sẻ rằng, cùng là đạo Hindu, nhưng cách thể hiện niềm tin của mỗi địa phương là khác nhau. Và đôi khi còn trái ngược nhau nữa. Hay nói cách khác là người dân lựa chọn tôn giáo dựa trên sự trùng lặp văn hoá và ước muốn của họ.
 

309360202 2811109599033641 8297983695823322055 n

Bữa cơm trong Căn tin của trường, mọi người ăn trưa bên dưới tán cây Neem. Một loài cây chịu hạn rất phổ biến ở Ấn Độ, ở Ninh Thuận cũng được trồng rất nhiều và có triển vọng chiết xuất làm thuốc trừ sâu sinh học.

Sáng nay bọn mình được vào trường Đại học Jawaharlal Nehru University, Delhi mà cứ ngỡ như bước vào một thế giới khác giữa lòng thủ đô Delhi 30 triệu dân. Quá nhiều cây xanh, quá nhiều sự tạo điều kiện trong giáo dục Đại học ở India. Đây sẽ là sự so sánh trên hành trình học hỏi về Un- School và Alivelihood của mình sắp tới, tư duy lại về nền giáo dục hiện đại.
Chuyến đi này mình trải qua vài việc không suôn sẻ, và đứng trước hiện thực đời sống người dân ở đây. Mình không khỏi suy tư về ý nghĩa kiếp người, về những tắc nghẽn hệ thống ở đây, và những gì mà mình có thể học hỏi để mang về Vietnam.
Có bạn nói đùa với mình rằng "mày là nông dân, mày hiểu đất và nuôi dưỡng sự sống, nên mày có thể biết tất cả mọi thứ."

309654312 2811111525700115 2393377785788531321 n

Có lẽ ít có xứ nào nói nhiều về Hạnh Phúc như ở đây

1002221217b HDR (1)
Hai bên là 2 hàng cây xanh ngát, những ngôi nhà gạch đỏ chính là nhà riêng cho các Giáo Sư, họ được nhà nước và nhà trường cấp đất và nhà ở gần như miễn phí khi làm việc ở đây. Phải công nhận dù khá khó khăn, nhưng người Ấn cũng rất chú trọng đầu tư vào Giáo dục.


Lúc còn trẻ tuổi xem bộ phim "3 Idiots" mình rất ấn tượng với câu nói của nhân vật chính là "All is Well". Mình thấy thú vị nhưng không chấp nhận thái độ buông xuôi ấy, nhưng quả thật khi đến Ấn rồi mình mới hiểu sâu sắc vì sao cần phải nghĩ như vậy.
Don't Worry, Be Happy.
Nguyện chúc cho tất cả chúng sinh có sự hoà hợp thật sự, hạnh phúc thật sự...

INDIA, 02/10/2022

Từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:  india, new dehli, đại học, learn by travel, huyeco

Đừng quên vote ở đây nè:
5 / 5 (1 phiếu bầu)

  Hãy để lại ý kiến của bạn nhé!