HUY ECO

Coffee farmer
Business & Freedom


Mô hình hợp tác xã hữu cơ của Meatha Organic, Chiang Mai, Thái Lan

Mô hình hợp tác xã hữu cơ của Meatha Organic, Chiang Mai, Thái Lan
So với các mô hình nông nghiệp tôi được học ở Vietnam, đa phần là một số giải pháp tiên tiến của nông hộ, ví dụ như "mô hình trồng  dứa", "mô hình trống dừa xen canh", "mô hình trồng rau an toàn", "cà phê giống mới", "trồng lúa ứng dụng IPM"....v.v.
Những mô hình kiểu này ở Việt Nam được lên tivi khá nhiều, và với tôi nó có một đặc điểm chung là nó có tính "cục bộ", tính "mô hình" cần được lan rộng -copy; và bởi vậy thường kết quả là chỉ có vài nông hộ đầu tiên là có thể thành công, những nông dân khác đi theo sẽ lại là câu chuyện "được mùa, mất giá".
Lúc còn đi học cho đến khi trở thành một nông dân, trực tiếp sản xuất, tôi lại càng thấm thía việc tìm kiếm nhiều giải pháp về phát triển bền vững hơn. Nếu chúng ta cứ tiếp tục điệp khúc "nông dân giỏi, hãy bắt chước làm theo"; thì tôi nghĩ ngành nông nghiệp của chúng ta sẽ khá luẩn quẩn bởi điệp khúc "giải cứu" do mạnh ai nấy trồng, ít quan tâm tới cảm  xúc của khách hàng và môi trường. Đặc biệt là khi thế giới đang ngày càng coi trọng tới nông nghiệp hữu cơ, coi trọng sức khỏe con người và sức khỏe của môi trường; thì một vài giải pháp quy mô nông hộ là không đủ, mà chúng ta cần một chuỗi các giải pháp hệ thống hơn.

Lần này đi tham quan mô hình ở Meatha, Chiang Mai. Tôi được nhìn thấy một bức tranh toàn cảnh, mang tính "hệ thống" bởi nỗ lực của cả một tập thể và có sự nghiên cứu khá kĩ lưỡng ngay từ những ngày đầu.

.
369632515 3094780453999886 748837768634695889 n
0823231207 HDR

Động Lực

Trước tiên, phải nói rằng đây là một cộng đồng rất lớn gồm 698 thành viên hộ gia đình, với rất nhiều kiểu canh tác khác nhau (120 hộ tham gia canh tác hữu cơ).
Câu hỏi đặt ra của tôi là: Thế thì tại sao họ lại liên kết với nhau để xây dựng một mô hình Nông Nghiệp Bền Vững ở đây?

Lý do tôi được nghe thì có vẻ lạ: Vì đất đai ở đây chưa được nhà nước cấp phép để được ở và canh tác, do đó họ phải liên kết với nhau để tạo ra một tiếng nói chung, đặng "dễ nói chuyện" với chính quyền. :)
Tuy nhiên, dù đã khá thành công ở một quy mô hợp tác xã lớn, nhưng hiện tại họ cũng đang đối mặt với một số thử thách.
- Thiếu phương án sinh kế mang lại nguồn thu đầy đủ cho nông dân.
- Thiếu người trẻ về ở tiếp quản farm và cộng đồng, vì nếu không có người trẻ ở thì họ sẽ bị thu hồi đất.

Do đó, tất cả những nỗ lực của họ ngay từ lúc thành lập cộng đồng nông nghiệp bền vững là đòi hỏi phải có kết quả ngay, và kết quả đó phải mang lại giá trị Kinh Tế cho bản thân họ, và con cái của họ thì người Trẻ mới trở về nông thôn để tiếp tục ở đó. Có vậy mô hình Meatha Organic mới được phát triển bền vững.

Phương pháp tiếp cận
Khác với nhiều mô hình khác ở Vietnam mình đã từng xem qua. Thì với mô hình này hay ở chỗ là họ có sự giúp sức của các NGOs, từ đó xác định được các vấn đề cần phải giải quyết và lộ trình phải đi.
Sau đó người ta mới gom lại, nói chuyện với nhau và giải quyết từng vấn đề một.

Quy mô
Có tổng cộng 120/698 gia đình hợp tác xã tham gia mô hình Organic, do đó việc duy trì sinh kế cho từng ấy con người là rất khó khăn. Đòi hỏi một hệ thống đủ vững chãi để hỗ trợ nó, hãy nhìn vào bức tranh để hiểu hơn.
- Họ có ban Credit (tín dụng) ứng vốn cho các gia đình muốn tham gia tổ hợp tác.
- Có công ty chuyên về làm Dịch vụ cho cộng đồng
- Có các công ty Tư nhân của các nông dân
- Có ban kiểm toán các vấn đề thu chi của cộng đồng.
- Có nhà máy nhận gia công, sơ chế các sản phẩm rau củ quả của nông dân để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu hoặc bán ra thị trường.
- Có cả một nhóm tham gia đóng góp ý kiến về Luật, Chính Sách để nói lên ý kiến của cộng đồng.
0823231155 HDR

Như vậy ta có thể hình dung với tuổi đời hàng chục năm, họ có nhiều phòng ban và các đội nhóm đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau để hỗ trợ cộng đồng gần 700 hộ gia đình này tiếp tục sinh sống và phát triển.

Vấn đề kinh doanh
Công việc kinh doanh được đội ngũ trẻ vận hành, và chia thành nhiều bộ phận, vì vậy mà việc giao tiếp giữa các bộ phận là rất quan trọng. Ví dụ như đội thiết kế vườn cần làm việc với đội marketing để xác định số lượng, tiêu chuẩn nông sản sẽ thu hoạch là như thế nào, lúc nào là phù hợp.
Do sau khi thu hoạch thì cũng cần có kế hoạch vận chuyển như thế nào, nhà máy sơ chế cũng làm việc theo giờ hành chính chứ không phải muốn là làm...

Thứ 2 là việc tổ chức các chuyến tham quan cho khách hàng cũng rất là quan trọng luôn, vì từ đó thì mình dễ nắm được nhu cầu của khách hàng, cũng như khách hàng hiểu rõ khả năng sản xuất của chúng ta.
Đồng thời là cần làm rất rõ tiêu chuẩn của khách hàng, ý muốn như thế nào, nếu không thì rất nhiều sự việc đáng tiếc sẽ xảy ra.
Ví dụ như bán khoai, 2 bên cần chụp hình lại quả khoai cần đạt size bao nhiêu, màu sắc thế nào, thu hoạch khi nào, hình dạng ra làm sao, có bao nhiêu vết sẹo....v.v để đi đến một kết quả thống nhất. 

Đội kinh doanh phải ngay lập tức làm việc với đội ngũ kỹ thuật viên, chịu trách nhiệm thiết kế kế hoạch sản xuất cho nông dân, điều phối công việc để đạt đến được yêu cầu của khách hàng.
Không loại trừ được vấn đề nhu cầu của khách hàng thì vô hạn mà ý thích làm việc của nông dân là có hạn. Một số nông dân chỉ thích trồng một số loại cây họ muốn, do đó mới cần phải có sự làm việc chặt chẽ giữa tất cả các bên liên quan (thiết kế, trồng, thu hoạch, sơ chế, đóng gói, vận chuyển, bán hàng.v.v), 
Sau một quá trình phối hợp như vậy, thì nông sản của nông dân mới đến được tay người tiêu dùng với chất lượng tốt và tiêu thụ với sản lượng nhiều.
Lưu ý rằng họ đang giải quyết với một số lượng nhiều, với thu nhập ổn định. Sẽ khác với việc bán buôn trực tiếp tốc độ nhanh nhưng quy mô nhỏ hơn.

0823231213 HDR

Kế hoạch sản xuất
Nông dân sẽ nhận khoảng 40% tiền giá trị đơn hàng từ Ban tín dụng (Credit) của hợp tác xã để làm theo đơn đặt hàng.
Bản thân công ty Meatha Organic cũng là làm thuê cho nông dân, nên sẽ nhận tiền trả từ HTX luôn.

Như vậy chúng ta thấy rằng về cơ bản quyền tự chủ cộng đồng sẽ thuộc về HTX, các công ty hỗ trợ việc kinh doanh và sơ chế nông sản chỉ đứng ở vai trò hỗ trợ, làm gia công cho nông dân mà thôi. Bản thân các nhân viên trong công ty cũng là các bạn trẻ đến từ các gia đình nông dân muốn làm việc ở một môi trường chuyên nghiệp hơn, thu hoạch tốt và ổn định hơn. Do đó mà họ sẽ giải quyết được vấn đề "Được mùa, cũng không lo mất giá" bằng cách trông cậy vào sức mạnh cộng đồng và sự chuyên môn hóa ở từng khâu.

Facebook của Meatha Organic Thái Lan: Facebook

Cảm ơn các bạn đã đọc bài, hy vọng bài viết cung cấp một chút thông tin và bài học mà tôi nhận được sau chuyến hành trình cá nhân. Mong rằng nông nghiệp bền vững tại Vietnam sẽ ngày càng phát triển, thông qua việc xây dựng mạng lưới nông dân trẻ và trao đổi kinh nghiệm lẫn hợp tác để cùng nhau hướng tới tương lai tốt đẹp hơn cho chúng ta, môi trường và xã hội.
Trân trọng,
Huy
Đừng quên vote ở đây nè:
5 / 5 (2 phiếu bầu)
Xem nhiều gần đây

  Hãy để lại ý kiến của bạn nhé!