HUY ECO

Coffee farmer
Business & Freedom


Học quản lý nước từ Stone Hill, Việt Nam (P2)

Học quản lý nước từ Stone Hill, Việt Nam (P2)
Tiếp về câu chuyện hồi sinh Đồi Đá của thầy Phước, chúng tôi cùng nghe câu chuyện của thầy về cách hồi sinh Đồi Đá - Stone Hill thành Rừng, và có nhiều cây trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cho thầy và những người trong nó.
Bài trước tôi đã chia sẻ về cách thầy ủ phân và phát triển dinh dưỡng cho mảnh đất này để nó phù hợp cho cây trồng, hôm nay tôi sẽ chia sẻ thêm về phần Nước trong canh tác ở Stone Hill

Cũng phải nói rõ rằng mô hình của thầy không hoàn toàn 100% Hữu cơ mà có sử dụng phân hóa học dạng hòa tan vào hệ thống tưới để chăm sóc cho cây Cacao và các loại cây khác trong vườn.
Mới đầu tôi cũng cảm thấy cấn cấn, nhưng dần dần tôi cũng chấp nhận lý thuyết này dựa trên nguyên tắc NHU CẦU DINH DƯỠNG của cây trồng, và quan trọng hơn hiệu quả kinh tế so với tụ ủ phân hữu cơ sẽ lợi hơn rất nhiều nếu sử dụng đúng cách, đúng thời điểm và đúng nhu cầu.
Trong khóa học tôi cũng học về cách phát triển thiên địch cho cây Cacao nữa, nhưng do tôi không có chuyên môn mảng này nên tôi sẽ không viết về nó.
 
IMG 20241025 170003

Nguồn nước và trữ nước
Giống như mọi nhà nông khác, chúng ta đều biết "Nhất Nước, Nhìn Phân". Thì việc đầu tiên để phát triển Đồi Đá là tìm nguồn nước, ở đây Stone Hill đề ra 2 giải pháp:
- Tìm nguồn nước ngầm ở trên đồi, dẫn vào hồ để trữ nước.
- Khoan giếng nước ngầm để sử dụng cho sinh hoạt và trữ nước vào mùa khô.

Là nhà khoa học, thầy Phước tính toán mạch nước, tốc độ dòng chảy của nước để ước tính nó có cung cấp đủ cho diện tích cây trồng của thầy không. Mới đầu thì tính toán đủ, nhưng sau vài năm sinh sống tại Stone Hill thì thầy nhận ra mạch nước ngầm từ núi chảy ra đang cạn dần, nên song song đó thầy cho khoan giếng nước.
Vấn đề khoan giếng cũng nhiều gian nan, tốn rất nhiều tiền và hơn 7 lần khoan mà vẫn không có kết quả, hình như là lần thứ 8 mới xong.

Có nguồn nước, lẽ dĩ nhiên là chúng ta sẽ làm hồ để trữ nước.

Điều phối nguồn nước và kết hợp bón phân
Ở đây xin nói rõ rằng vì nguồn nước hạn chế, nên chúng ta sẽ ưu tiên cho hệ thống tưới nhỏ giọt (tiết kiệm tới giọt cuối cùng, haha); đồng thời nó có một số mục đích mà tôi tự nhận thấy như sau:
- Có thể thiết kế để đồng bộ bón phân cùng hệ thống tưới nhỏ giọt
- Hạn chế sâu bệnh cho cây Cacao vì không phun tràn lên lá mà trực tiếp cung cấp lượng nước vừa đủ cho cây ở rễ.
- Tiết kiệm nước, tiết kiệm công lao động, tiết kiệm năng lượng (về lâu dài)..v.

Nói thì rõ hay, nhưng đi thực tế có chút hơi phức tạp cho người lần đầu đọc về nông nghiệp, về cơ bản hệ thống tưới này sẽ chia làm 3 hệ thống nhỏ:
- Hệ thống bơm, lọc, ventury
- Hệ thống đường ống
- Hệ thống điều khiển từ xa.
 
IMG 20241025 170003

Đây là hệ thống bơm, lọc và ventury. Có trách nhiệm bơm, lọc các cặn chứa trong ao và Ventury dùng để "châm phân" và điều phối về cho hệ thống cấp nước cây trồng ở từng gốc cây.

Hệ thống đường ống thì tùy theo số lượng cây, nhu cầu của từng cây mà bạn sẽ tính được lưu lượng nước tổng cần thiết cho một lần tưới. Từ đó bạn đi tới tìm kiếm công suất máy bơm phù hợp, đường ống phù hợp với áp lực nước đó.

Hệ thống điều khiển từ xa chủ yếu dùng để điều khiển máy bơm, giúp cho việc vận hành được dễ dàng hơn, chúng ta dễ dàng ở một nơi xa nhưng vẫn có thể tưới nước cho cây trồng của mình nếu như không ở lại farm.
 
IMG 20241027 154434
IMG 20241027 154620


Suy nghĩ của tôi
Đối với tôi đây là một bộ giải pháp phát triển bền vững cho nông nghiệp, do mọi thứ đều có thể số hóa, dựa trên một nhu cầu cơ bản khoa học của cây trồng và thiết kế hệ thống phù hợp, đúng lượng, đúng thời điểm. Đồng thời đối với những ai không làm hữu cơ thuần 100% thì có thể bỏ phân hóa học vào và tưới trực tiếp cũng được, rất tiện lợi và khoa học, tiết kiệm công sức và chi phí.

Đối với tôi, vì farm Midori đang ở trong giai đoạn kiến thiết lại, do đó mà tôi vẫn trung thành với việc ủ phân chuồng và bón phân hữu cơ 100%. Tuy nhiên hệ thống tưới nhỏ giọt hoặc tưới tự động với tôi là một sáng kiến tốt cho việc đỡ phải tìm nguồn lao động chân tay chỉ riêng việc tưới nước hoặc bón phân, việc liên quan đến nhân công nên để dành cho công tác thu hoạch, sơ chế và bán hàng thì tốt hơn, ai cũng nên làm những việc tốt hơn.

Nó cũng đặc biệt phù hợp cho các farm có diện tích canh tác lớn, dù mỗi quy mô sẽ có một cách phù hợp nhưng tôi nghĩ tương lai nông nghiệp Vietnam chắc chắn sẽ đi tới cơ giới hóa hoặc công nghệ hóa như thế này (hiện tại cũng đã phổ biến lắm rồi).
Chúc các bạn luôn bình an và hạnh phúc
Mến chào,
Huy
Đừng quên vote ở đây nè:
5 / 5 (1 phiếu bầu)
Xem nhiều gần đây

  Hãy để lại ý kiến của bạn nhé!